Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Viêm Tắc Tuyến Sữa, Áp Xe Vú (phòng Và Tự Chữa)

Chào các mẹ! Hôm nay, mình lang thang trên WTT và Lamchame thì tình cờ đọc được topic của các mẹ kêu khóc vì bị tắc sữa. Mình xin chia sẻ một số kiến thức mình tổng hợp từ nhiều nguồn và kinh nghiệm rút ra từ bản thân để các mẹ phòng và tự chữa tắc sữa ngay khi mới phát hiện ra thì sẽ đỡ khổ hơn nhiều .

Mình hiện nay đang nghỉ sinh bé thứ 2. Khi mình sinh bé đầu lòng năm 2007 mình thuộc diện nhiều sữa và sữa rất đặc, em bé bú thì bụ bẫm (trộm vía) nhưng khổ nỗi là tắc sữa liên miên (mình ko chỉ tắc 1 lần lúc mới sinh như các mẹ đâu mà cứ bình quân 1 tuần tắc 1 lần, bây giờ sinh bé thứ 2 rồi nhưng thỉnh thoảng vẫn bị tắc). Sau 3 lần ngực cứng đơ, to gần bằng quả bưởi  (sờ vào ngực mà có cảm giác như bức tường ý), con khóc vì đói còn mẹ khóc vì đau. Mình phải đến chỗ cô Uyển ở Lương Ngọc Quyến để chữa thì khiếp đến già luôn (cô ý dùng đèn hồng ngoại chiếu, dùng xilanh chọc vào tia sữa bị tắc để hút cặn sữa ra rồi day bóp cho ngực mền ra và dùng máy hút sữa hút sữa ứ đọng …). Lần nào về đầu ty của mình cũng chảy máu và sưng to, mãi ko dám cho con bú vì đau lắm. Mình khiếp quá nên tự mày mò tìm sách vở nghiên cứu về cái bệnh oái oăm này để tự chữa cho bản thân và sau này còn chữa khỏi cho chị em trong nhà và bạn bè đồng nghiệp. Hồi cuối năm vừa rồi đứa em họ mình sinh. Sau 3 ngày sữa về rất ít nhưng đã thấy một khối cứng dẹt và đau bên ngực trái (mặc dù vắt thì thấy sữa vẫn ra). Mình biết đấy cũng là biểu hiện của tắc tia sữa nhưng do sắp đến ngày sinh em bé nên mình mệt và ko dán đi xa để chữa cho em mình. Mình bảo em mình gọi bên trung tâm ở Nghĩa Dũng đến làm cho vì thấy nhiều mẹ khen là làm không đau. Họ cho một em bé rất trẻ đến chiếu đèn và mát xa núm vú. Em mình công nhận là làm rất nhẹ nhàng ko hề đau nhưng em của trung tâm cứ khăng khăng nói rằng đấy không phải là tắc tia sữa mà là do mới sinh nên nang sữa nó cứng như vậy và bảo em mình cứ cho con bú vài ngày nang sữa đấy sẽ tự mềm ra. Còn các thao tác mát xa và chiếu đèn là em ý làm cho sữa mau về và thu 350K. Đến ngày hôm sau sữa bắt đầu về nhiều có lẽ cũng nhờ công em bé kia mát xa, cục cứng đấy cứ to dần lên và đến đêm thì em mình phát sốt. Mấy em bé đó chắc cũng được đào tạo bài bản nhưng do chưa có con nên chẳng thể phân biệt được thế nào là tắc sữa nếu như thấy biểu hiện hơi khác một chút. Mình chỉ mới biết về 2 nơi chữa tắc sữa ở trên nên chia sẻ để các mẹ biết. Tốt nhất các mẹ nên thực hiện các biện pháp sau đây để tránh cho mình không bị tắc sữa hoặc tự chữa ngay khi phát hiện ra các biểu hiện bất thường

1. Phòng viêm tắc tuyến sữa

Để phòng tránh viêm tắc tuyến sữa cần lưu tâm và thực hiện những điều sau: 

- Việc đầu tiên phòng nứt đầu vú. Trong thời kỳ đầu mang thai, nếu núm vú thụt vào hoặc bằng phẳng thì phải vê kéo dần ra ngoài hằng ngày nhất là từ khi mang thai 5 tháng, nên rửa sạch, sau đó bôi lên chút dầu ăn, khiến lớp da đầu vú dày và vững hơn, khi sinh nở và cho con bú sẽ không bị nứt nữa. 
- Day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh. 
- Trong vòng 24h sau khi sinh, cho bẻ bú càng sớm càng tốt
- Mỗi ngày dùng khăn bông thấm nước ấm lau chùi vú 3-4 lần, xoa nhẹ để tránh cho vú không bị sệ xuống. 
máy hút sữa ardo
máy hút sữa ardo

- Cố gắng duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ, tránh bị kích động.
- Dùng các loại thức ăn làm tăng sữa như chân giò, chân chó, đủ xanh hầm chân giò, cá trắm tươi hấp, canh cá chép, canh trứng, đậu vàng hầm…Tuyệt đối không ăn những thức ăn cay nóng
- Uống nhiều nước (2l nước lọc + 1l nước hoa quả và sữa). Uống nhiều nước còn giúp mẹ có nhiều sữa cho bé bú
- Cần cho con bú đúng giờ, mỗi lần bú không quá dài, khoảng 10 - 15 phút là đủ, không để trẻ ngậm đầu ti ngủ. Mỗi lần cho bú phải bú hết sạch bên này rồi mới đổi sang bên kia, nếu sữa quá nhiều mà trẻ lại bú ít thì phải vắt cạn lượng sữa thừa. Lần kế tiếp cho bú thì lại bú bên kia trước, hết sạch rồi mới đổi sang bên này. Thay đổi kế tiếp như vậy để tránh việc sữa không được bú hết sẽ tích tụ lại. 
- Mặc áo ngực cotton rộng, thoáng, có miếng mút nhỏ để giữ cho sữa đừng rỉ ra áo ngoài
- Vệ sinh vú sạch sẽ trước và sau khi cho bé bú. 
- Đánh tưa lưỡi cho bé thường xuyên để đảm bảo miệng và lưỡi bé luôn sạch sẽ
- Giữ cơ thể luôn ấm áp không để bị nhiễm lạnh
- Lưu tâm đến những biểu hiện bất thường để chữa trị kịp thời

Lần sinh thứ 2 này mình áp dụng các cách phòng tránh trên nên đã giảm được đến 70% số lần tắc sữa so với lần đầu. Do cơ địa của mình nóng và sữa nhiều nên mình thỉnh thoảng vẫn tắc sữa (chủ yếu là vào những hôm mình bận không vắt được hết sữa ra hoặc bị nhiễm lạnh hoặc buồn phiền căng thẳng điều gì đó). Ngoài ra mình còn uống chè vằng hàng ngày để phòng và hỗ trợ điều trị viêm tắc tuyến sữa. Hôm nào thấy bị tắc sữa thì uống nhiều gấp đôi bình thường. Chè vằng không những giúp nhiều sữa mà còn có tác dụng chống nhiễm khuẩn, chống viêm cấp tính, mãi tính và kháng khuẩn mạnh hơn một số kháng sinh đối với tụ cầu khuẩn. 

2. Tắc tia sữa

Tắc tia sữa là quá trình bế tắc, ứ đọng sữa và tạo mủ cấp tính. Bệnh thường phát sinh vào thời kì cho con bú, đặc biệt ở bà mẹ sinh con đầu lòng. Triệu chứng điển hình là bầu vú có cục hoặc khối cứng, to như căng sữa nhưng khi bé bú hoặc vắt không ra sữa hoặc khó ra và ra ít, một số trường hợp cảm thấy đau buốt núm vú khi bé bú

Khi mới bị tắc tia sữa, có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Cho bé bú càng nhiều càng tốt.
- Cố gắng nghỉ ngơi đủ.
- Phải đặc biệt lưu ý tới chế độ ăn uống vì trong và sau khi bị tắc sữa, sữa sẽ ít dần đi và có thể bị mất sữa nếu như các mẹ ko lưu tâm đến chế độ ăn uống và chữa dứt điểm
- Trước khi cho bú, dùng khăn bông ướt chườm lên vú và mát xa núm vú sẽ giúp bé bú dễ dàng hơn
- Khi cho bú, mát xa nhẹ nhàng vú ở những nơi “nổi cục”.
- Chỉ cần xử lí kịp thời thì hiện tượng tắc tia sữa sẽ biến chuyển tốt trong vài ngày. 

Nếu đã bị tắc nặng và lâu thì phải nhờ tới sự hỗ trợ của máy hút sữa, đèn hồng ngoại (nếu có điều kiện và một vài kỹ thuật sau đây):
- Mát xa vùng vai gáy và bấm huyệt kiên tỉnh giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi và thông tia sữa. Nhiều trường hợp chỉ cần mát xa xong là thông được tia sữa (cái này mình tự mày mò tìm ra vì trước đây đã từng làm quản lý Spa nên có chút hiểu biết về mát xa và huyệt đạo)
- Chiếu đèn hồng ngoại giúp tan sữa vón và nở tuyến sữa ở đầu núm vú để sữa chảy ra dễ dàng hơn (nếu không có đèn các mẹ có thể dùng khăn ấm để chườm)
- Kiểm tra núm vú xem có cặn sữa vón cục không (cặn nhỏ mầu trắng trông giống nhân mụn trứng cá), nếu có lấy kim khêu nhẹ ra. Một số trường hợp nếu khêu được hạt cặn ra sữa sẽ phun ra thành tia rất mạnh và có thể hết tắc ngay.
- Mát xa núm vú cho thật mềm đến khi sữa chảy xuống
- Dùng máy hút sữa hút sữa ra, vừa hút sữa vừa dùng tay mát xa nhẹ nhàng chỗ cục cứng.
- Đến khi nào không hút được sữa ra nữa lại lặp lại quy trình chiếu đèn, lấy cặn sữa, mát xa núm vú rồi lại hút. Khi nào cục cứng hết hẳn thì tia sữa mới thông hoàn toàn.
Lưu ý: Tất cả các thao tác trên phải thật nhẹ nhàng, không gây đau đớn một tẹo nào. Tuyệt đối không được day bóp như một số tài liệu hướng dẫn hoặc làm giống chỗ cô Uyển vì mình thấy rằng làm như vậy không những gây đau đớn mà còn có thể gây phù nề ống dẫn sữa và làm cho viêm tuyến sữa nặng hơn. 

3. Viêm tuyến sữa

Viêm tuyến sữa phân thành 2 loại: viêm mang tính truyền nhiễm và viêm không mang tính truyền nhiễm. Triệu chứng của bệnh giống như tắc tia sữa, song kèm theo đó là những biểu hiện như sốt, đau đầu, lạnh, run người, da ở chỗ có cục cứng nổi đỏ hoặc nổi gân xanh.

Viêm tuyến sữa không mang tính truyền nhiễm: là do sữa ở các tia bị tắc thấm vào huyết quản gây ra. Sau khi bị viêm tuyến sữa, máu sẽ làm cho sữa trở thành protein khác thường, do vậy sinh ra triệu chứng giống như cảm cúm.

Viêm tuyến sữa mang tính truyền nhiễm: là do vi khuẩn, thông thường xuất phát từ mũi hoặc khoang miệng của trẻ, xâm nhập vào vú gây ra. Lấy một ít sữa làm xét nghiệm là biện pháp duy nhất để chuẩn đoán chính xác nguyên nhân của bệnh. 
Cách xử lý
- Làm giống ở trên
- Uống paracetamol (với trường hợp sốt cao ).
- Nếu vắt hết sữa ra sau 12-24 tiếng vẫn không có hiệu quả thì cần phải uống thuốc kháng sinh, dù thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ (buồn nôn, đi ngoài và tưa miệng).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét